Nhận định, soi kèo Hải Phòng vs TPHCM, 19h15 ngày 8/2: Đối thủ yêu thích
(责任编辑:Thế giới)
Nhân định, soi kèo Holstein Kiel vs Bochum, 21h30 ngày 9/2: Tận dụng lợi thế
Xóm nhỏ ở thôn Hương Bắc (xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) những ngày này chìm trong tang thương khi hay tin bé Nguyễn Đức Mạnh (SN 2011, học sinh trường tiểu học Vĩnh Kim số 2) đột ngột qua đời do mắc nghẹn khi ăn bánh lọc.
Ngày 2/9, Mạnh được bố đưa qua nhà hàng xóm chơi. Đến khoảng 11h30, em ăn một chiếc bánh lọc thì bị mắc nghẹn, cơ thể tím tái, ngất lịm đi. Dù bố đã nhanh chóng sơ cứu nhưng em không qua khỏi.
Người dân trong thôn bàng hoàng trước sự ra đi của đứa trẻ Quỳ bên quan tài của đứa cháu xấu số, bà Hồ Thị Hường (63 tuổi) liên tục khóc la, thi thoảng lại ngất lịm đi. Mẹ của Mạnh, chị Hồ Thị Sương thì khóc không thành tiếng.
Chỉ có anh Nguyễn Đức Ái, bố Mạnh thất thần, muốn khóc gọi tên con cũng không được. Những dòng nước mắt lặng lẽ chảy xuống gò má người cha khốn khổ khiến nỗi đau lại càng khắc sâu vào lòng những người đưa tiễn.
Anh Ái (SN 1982) vốn bị câm điếc bẩm sinh, không có công việc ổn định, hễ ai kêu gì thì làm đó. Mạnh là con đầu lòng, năm 2014, chị Sương sinh con thứ hai, đặt tên là Nguyễn Đức Quân.
Con mới 28 ngày tuổi, chị phát hiện mình mắc bệnh thận cấp độ 4. Vậy là con còn đỏ hỏn, khát hơi sữa mẹ nhưng đã phải xa mẹ. Chị Sương gửi cả Mạnh và Quân cho bà nội Hồ Thị Hường (63 tuổi) chăm sóc rồi đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị chữa bệnh.
Gương mặt anh Ái và bà Hường thất thần bên quan tài Mạnh Từ đó, vì bệnh tật nên ba mẹ con sống cảnh tách biệt nhau. Chị Sương vào nhà ngoại ở huyện Triệu Phong để tiện lui tới bệnh viện chạy thận 3 lần/tuần. Dù cưới nhau đã lâu nhưng anh chị chưa có nhà riêng để ở.
Gia đình anh Ái thuộc diện hộ nghèo, thu nhập chủ yếu dựa vào nguồn trợ cấp xã hội. Bao nhiêu vốn liếng, tài sản trong nhà đều đem cầm cố lấy tiền chữa trị cho chị Sương. Đến khi hết cái để bán, họ phải đi vay mượn nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm.
Mẹ chạy thận sống cách xa, cả hai đứa con đều do một tay bà Hường nuôi nấng. Bà lại mắc bệnh tim lâu năm, dù ốm yếu nhưng vẫn cáng đáng cả con trai lẫn cháu nội vô cùng khổ sở.
Bà Hường và chị Sương khóc ngất đi vì đau lòng “Ba nó thì bệnh tật bẩm sinh, không giúp được gì cho hai đứa. Lúc đầu mẹ nó bị bệnh, trong nhà có cái gì bán được cũng bán để chạy chữa thuốc thang lúc nằm viện. Cứ vài ba ngày là mình phải đóng 5-7 triệu tiền viện phí. Hết thứ để bán rồi đành vay mượn thêm xóm làng. Nợ nần nhiều quá nên hai đứa trẻ phải sống trong cảnh thiếu trước hụt sau. Hàng ngày, tôi phải chạy đi xin sữa quanh xóm”, bà Hường tâm sự.
Khi không xin được sữa nữa, bà lại ngược xuôi vay tiền mua sữa nuôi cháu, đến khi thu hoạch khoai, sắn quanh nương được ít tiền thì đem trả, rồi sau đó lại vay tiếp. Gia đình nghèo mãi không thoát được cái vòng luẩn quẩn nợ nần.
Vốn bị bệnh tim, nay vì khóc thương cháu, bà Hường liên tục ngất xỉu "Cu Mạnh sinh non nên hay đau ốm, rất vất vả. Quân thì thiếu hơi ấm của mẹ từ lúc còn đỏ hỏn nên liên tục khóc và đòi mẹ. Từ lúc 28 ngày cho đến khi 6,7 tháng nó vẫn cứ khóc thét dữ dội. Lớn lên, nó nhầm tưởng tôi (bà nội-PV) là mẹ của nó nên nó cứ kêu mẹ, mẹ”, bà Hường xúc động kể lại trong nước mắt.
Bà Nguyễn Thị Kiều (SN 1954, hàng xóm) cho hay, ở xã này ai cũng biết cảnh khổ của bà Hường. Để lo cho hai đứa cháu từ cái ăn cái mặc cho đến học hành là điều quá sức với bà. Tin cháu Mạnh mất như sét đánh ngang tai, khiến bà đã già yếu nay càng thêm suy sụp.
Anh Nguyễn Đức Việt Anh, Bí thư chi bộ thôn Hương Bắc chia sẻ, gia đình anh Ái thuộc diện hộ nghèo. Hoàn cảnh gia đình quá bi đát khi anh Ái câm điếc bẩm sinh còn chị Sương lại bị thận nặng. Phía địa phương, làng xóm đã giúp đỡ nhưng không được nhiều, rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng để gia đình anh vượt qua nỗi đau này.
Hương Lài
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Anh Nguyễn Đức Ái (bố bé Mạnh)/ Anh Nguyễn Đức Tình (chú ruột của bé Mạnh), thôn Hương Bắc, xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị. SĐT 034.922.4382
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.225(gia đình bé Mạnh).
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436.Con trai liệt giường nhiều năm, góa phụ nghèo cầu mong sự giúp đỡ
Anh Thanh đang là trụ cột gia đình bỗng dưng đổ bệnh, mắc chứng máu đông gây tắc động mạch chủ. Người mẹ nghèo bán trâu bò, vay mượn tiền khắp nơi vẫn không đủ kinh phí để cứu đôi chân của cậu con trai độc nhất.
" alt="Con tử vong do mắc nghẹn bánh lọc, cha câm điếc khóc không thành tiếng" />Con tử vong do mắc nghẹn bánh lọc, cha câm điếc khóc không thành tiếngNhằm tiếp sức cho những lực lượng "tuyến đầu" trong giai đoạn cao điểm chống dịch Covid-19, Hà Nội FC và cá nhân Chủ tịch CLB - ông Đỗ Vinh Quang ủng hộ Viện Nhiệt đới Trung ương 1 tỷ đồng; ủng hộ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương 500 triệu đồng.
Ông Đỗ Vinh Quang dẫn lại câu nói của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khi kêu gọi cộng đồng chung tay với các bệnh viện tuyến đầu: “Lo cho thày thuốc lúc này không chỉ là nghĩa tình, mà còn là trách nhiệm!”.
Chủ tịch CLB Hà Nội (trái) cùng đội bóng chung tay chống dịch Covid-19 Trước đó, bầu Hiển đã ủng hộ 10 tỷ đồng chống dịch Covid-19 qua MTTQ Việt Nam. Sau đó, ông bầu này tiếp tục ủng hộ 5 tỷ đồng cho cuộc chiến chống dịch tại Nghệ An; chuyển 3 tỷ đồng ủng hộ các y, bác sĩ và cán bộ y tế của Bệnh viện Bạch Mai. Như vậy, tính đến nay tổng số tiền ủng hộ từ các doanh nghiệp của bầu Hiển và gia đình lên tới hơn 20 tỷ đồng.
Thầy trò Chu Đình Nghiêm hiện được xả trại, tập trung chống dịch Covid-19 Ngoài bầu Hiển, nhiều cầu thủ của ĐKVĐ V-League cũng chung tay trong chiến dịch đẩy lùi dịch Covid-19. Đội trưởng Văn Quyết kêu gọi và bán áo thi đấu AFF Cup 2018 được số tiền hơn 100 triệu đồng tiếp sức bệnh viện Bạch Mai.
Liên quan đến Hà Nội FC, do những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, thầy trò Chu Đình Nghiêm đã dừng tập luyện tập trung, về gia đình tự luyện tập.
Đại Nam
" alt="Bầu Hiển cùng Hà Nội FC góp 20 tỷ chống địch Covid" />Bầu Hiển cùng Hà Nội FC góp 20 tỷ chống địch CovidArsneal chính thức sở hữu Gabriel Jesus từ Man City Đây là vị trí nằm trong tầm ngắm của chúng tôi từ lâu và chúng tôi đã tìm được cầu thủ mà tất cả chúng tôi đều mong muốn. Vì vậy tôi thực sự rất vui”.
Giám đốc kỹ thuật Edu nói về bản hợp đồng mới: “Chúng tôi rất vui vì đã hoàn tất việc ký Gabriel Jesus. Tất cả những ai am hiểu bóng đá đều biết những phẩm chất của cậu ấy.
Gabriel là một cầu thủ mà chúng tôi ngưỡng mộ từ lâu. Chúng tôi mong muốn được thấy cậu ấy tham gia cùng các đồng đội mới trước thêm mùa giải mới. Tất cả chúng tôi đều vui mừng chào đón Gabriel đến với Arsenal”.
Để có được sự phục vụ của Gabriel Jesus, Arsenal được cho phải trả cho Man City 45 triệu bảng. Chân sút Brazil là bản hợp đồng thứ 4 của Pháo thủ ở chuyển nhượngmua hè, sau cầu thủ chạy cánh Marquinhos, tiền vệ Fabio Vieira và thủ môn người Mỹ, Matt Turner.
L.H
" alt="Arsenal chính thức nổ bom tấn Gabriel Jesus, mặc áo số 9 ở Emirates" />Arsenal chính thức nổ bom tấn Gabriel Jesus, mặc áo số 9 ở EmiratesNhận định, soi kèo Guadalajara vs Tijuana, 10h05 ngày 10/2: Níu chân nhau
- Nhận định, soi kèo Famalicao vs Vitoria Guimaraes, 03h30 ngày 9/2: Ca khúc khải hoàn
- Lễ khai giảng trực tuyến ở Đà Nẵng
- Nữ thủ khoa khối B đạt 29,8 điểm và cuộc sống tự lập suốt 3 năm
- Đi tù, công ty không trả tiền lương
- Kèo vàng bóng đá Valencia vs Leganes, 22h15 ngày 9/2: Tin vào khách
- Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 21/7
- Cách tiếp thị bản thân đúng với công việc ứng tuyển
- Arsenal hốt hoảng vì chấn thương nặng của Gabriel Jesus
-
Nhận định, soi kèo Freiburg vs Heidenheim, 21h30 ngày 8/2: Nhảy vọt trên BXH
Pha lê - 07/02/2025 17:47 Đức ...[详细]
-
Khánh thành trường chuyên 473 tỷ ở Vĩnh Phúc
Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc với tổng vốn đầu tư 473 tỷ đồng. Công trình Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc tại địa điểm mới được khởi công xây dựng từ tháng 1/2019 trên diện tích 6,56 ha thuộc xã Định Trung, TP. Vĩnh Yên.
Tổng số vốn đầu tư cho công trình này lên đến 473 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh.
Công trình với đầy đủ cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu học tập của 1.500 học sinh gồm các hạng mục chính: 45 phòng học lý thuyết, 25 phòng học bộ môn.
Toàn cảnh ngôi trường nhìn từ trên cao Ngôi trường này cũng được trang bị và thiết kế hội trường, phòng học cho đội tuyển học sinh giỏi, nhà đa năng, sân vận động, bể bơi, nhà thư viện, ký túc xá hiện đại... đảm bảo cho việc giảng dạy, học tập, nội trú của học sinh và chuyên gia được mời đến giảng dạy.
Hội trường 500 chỗ, nơi diễn ra các sự kiện đặc biệt của nhà trường Đây là công trình hiện đại nhất trong hệ thống giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc.
Phòng học có từ 35 đến 40 chỗ, mỗi bàn giáo viên được trang bị máy tính cấu hình cao. Trong phòng học còn có thêm tủ đựng đồ của học sinh, mỗi phòng học trang bị 2 điều hòa. 5 phòng học ngoại ngữ được trang bị đồng bộ với các thiết bị hiện đại, chuyên nghiệp 5 phòng Tin học, trang bị mới hoàn toàn, cấu hình máy tương đối hiện đại, phục vụ tốt cho nhu cầu học tập và tổ chức các kỳ thi. Phòng học đội tuyển với 18 chỗ, trang bị máy chiếu hiện đại, điều hòa, quạt mát và riêng biệt. Phát biểu tại buổi lễ khánh thành, ông Vũ Việt Văn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho hay, việc xây dựng Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc tại địa điểm mới là điểm nhấn quan trọng, là gạch nối của truyền thống hiếu học khoa bảng. Đồng thời, thể hiện sự quan tâm, chỉ đạo sâu, sát của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh nhà.
Phòng đọc dành cho học sinh trong thư viện mở Thư viện mở trang bị máy tính kết nối internet không dây, hướng nhìn ra sân vận động. Tất cả các phòng thư viện đều có điều hòa nhiệt độ. Phòng họp 150 chỗ, được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại Sân chơi, bên cạnh phòng nghệ thuật Bể bơi trong nhà phục vụ rèn luyện và thi đấu Một góc nhà rèn luyện và thi đấu thể thao, có chỗ ngồi, có sân bóng rổ. Sân bóng đá tiêu chuẩn 7 người. Đường pitch được hoàn thiện tốt cho các cuộc thi chạy. Khánh thành trường chuyên 473 tỷ ở Vĩnh Phúc Hải Nguyên
Ảnh: Tống Thanh Kiều, Khánh Linh
Một lớp học ở Vĩnh Phúc được thưởng gần 300 triệu đồng
Với số lượng 12 giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, lớp 12A7 Chuyên Sử - Địa (Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc) được tỉnh Vĩnh Phúc tặng thưởng gần 300 triệu đồng.
" alt="Khánh thành trường chuyên 473 tỷ ở Vĩnh Phúc" /> ...[详细] -
Không chỉ vì Covid, dạy học online là ‘thứ’ không thể cưỡng lại
Dạy học trực tuyến và chuyển đối số là tất yếu
“Trong bối cảnh hiện nay, đó là một lựa chọn tất yếu của nhà trường phổ thông và đại học. Lý do thứ nhất, dịch bệnh hiện nay làm cho việc tới lớp trở nên bất tiện, không thuận lợi. Lý do thứ hai là nó giúp thầy cô, sinh viên tiết kiệm được thời gian, không gian, tăng tính chủ động học tập và giảng dạy” – TS. Đặng Hoàng Giang, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội, bày tỏ quan điểm.
Anh Huỳnh Lưu Đức Toàn, 30 tuổi, giảng viên Khoa Ngân hàng (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) hiện đang là nghiên cứu sinh ngành Kinh tế học hành vi của Trường Quản lý Otto Beisheim (Đức), cũng nhận định dạy học trực tuyến và chuyển đối số trong giáo dục là một xu hướng tất yếu.
“Chúng ta nói về công nghệ 4.0. Ngoài việc đóng học phí bằng tiền điện tử ở các trường lớn thì tại sao không phải là học online?” – anh Toàn đặt vấn đề.
Giáo viên đứng lớp dạy trực tuyến ôn tập môn Vật Lý Theo anh Toàn, gần đây có một nghiên cứu của Havard rằng thực ra con người khi buộc phải thay đổi trong dịch bệnh hay điều kiện bất thường, họ sẽ có khả năng thích nghi tốt hơn và đôi khi sẽ còn cho kết quả tốt hơn, “vì chúng ta chưa từng dám thử nghiệm nó bao giờ”.
“Trước đây, chúng ta ngại thử nghiệm nhưng trong dịch bệnh thì buộc phải làm. Và như vậy, biết đâu lại có những điều bất ngờ, thú vị”.
Do vậy, ở ngôi trường mà anh Toàn đang làm nghiên cứu sinh, các giảng viên xem đó là cơ hội. “Cơ hội để thử nghiệm những điều mà trước đây họ chưa thử” – anh Toàn cho biết.
Ví dụ, thay vì viết bài thì giảng viên cho sinh viên tham gia thị trường giả lập (do đội IT của trường xây dựng) và chấm điểm. Thay vì khó đánh giá trong làm việc nhóm trực tiếp thì giờ làm qua ứng dụng, có ghi chú lại biên bản họp nhóm nên từ đó có thể nhận biết rõ ràng ai tham gia và ai không.
Vùng sâu, vùng xa cũng có thể tiếp cận thầy giỏi
Trong đợt bùng phát đầu tiên của dịch Covid-19, Nghệ An là một trong những địa phương có nhiều trường học các cấp sớm ứng dụng hình thức dạy học trực tuyến. Với những diễn biến của dịch hiện nay, cùng những dự kiến của Bộ GD-ĐT đưa dạy học trực tuyến vào chương trình học chính thức, ông Thái Văn Thành – Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An khẳng định “Học trực tuyến, nếu có điều kiện đảm bảo, sẽ là một xu thế giáo dục hiện đại. Muốn xã hội học tập, học tập suốt đời thì phải thông qua học trực tuyến chứ không phải lúc nào cũng có thể ngồi trên lớp để học được”.
Khác với những quan điểm cho rằng học trực tuyến chỉ có thể triển khai thuận lợi ở những nơi có điều kiện, ông Thành lại cho rằng việc học trực tuyến nếu được đảm bảo sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt, nhất là ở những địa phương vùng sâu vùng xa.
Trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, Nghệ An đã áp dụng việc học trực tuyến vào giảng dạy thì thấy kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin của cả thầy và trò được nâng lên rõ rệt, chất lượng dạy và học vẫn được đảm bảo tốt.
Một buổi giảng dạy trực tuyến của Trường THPT Kim Liên, Nghệ An Việc học trực tuyến ngoài thông qua các bài giảng trên Internet, học sinh cũng có thể học trên truyền hình.
Hiện tại, tỷ lệ học sinh tham gia học trực tuyến ở Nghệ An chiếm khoảng 80%. Đối với 20% còn lại chủ yếu là những học sinh thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng Internet chưa đến được và học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn.
“Tới đây, kể cả không có dịch Covid-19, chúng tôi cũng sẽ phối hợp với truyền hình tỉnh xây dựng một khung giờ dành riêng cho giáo dục, ví dụ học ngoại ngữ, ôn tập kiến thức các môn… và phát quanh năm. Điều này sẽ giúp học sinh ở vùng sâu, vùng xa tiếp cận thông tin nhanh và được học những người thầy giỏi.
Điều này rất ý nghĩa bởi nếu không có học trực tuyến, chỉ những học sinh ở vùng thuận lợi mới được tiếp cận với thầy giỏi. Còn giờ đây, mọi học sinh, kể cả học sinh vùng khó cũng được tiếp cận mà không phải di chuyển xa xôi” – ông Thành nói.
Tuy nhiên, ông Thành cũng cho rằng phương thức này sẽ hiệu quả trong điều kiện cơ sở vật chất phải có và đồng bộ.
TS Đỗ Văn Hùng, Trưởng khoa Thông tin – Thư viện (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng nhận xét hiện nay có rất nhiều công nghệ, công cụ có thể hỗ trợ giáo viên, giảng viên và học sinh sinh viên học trực tuyến.
“Ví dụ đơn giản nhất là chúng ta có thể dùng Facebook, Zalo, Skype để chuyển tải bài giảng trực tiếp của giảng viên. Chúng ta có thể dùng điện thoại cá nhân - một smartphone đơn giản cũng có thể triển khai được bài giảng”.
Tuy nhiên, theo TS Hùng, để một trường đại học triển khai được một hệ thống E-learning thì phải có một giải pháp tổng thể về mặt hạ tầng công nghệ và một hệ thống platform phần mềm tích hợp. Platform này phải tích hợp tổng thể: giảng dạy trực tuyến, tương tác sinh viên, cho phép sinh viên trao đổi ý kiến của mình thông qua mạng, có thể trao đổi chat thông qua hệ thống messenger, giảng viên có thể chấm bài trực tuyến, trả bài trực tuyến, kiểm soát việc học của sinh viên trực tuyến là buổi hôm đó có lên lớp hay không…
Đồng quan điểm, anh Huỳnh Lưu Đức Toàn cho rằng việc dạy học trực tuyến hay chuyển đổi số thực ra cũng không có gì khó khăn lắm. “Vì chẳng qua người ta đang quen với cách truyền thống tương tác trực tiếp. Nhưng dạy kĩ thuật số linh hoạt hơn nhiều, chẳng hạn sinh viên có thể xem đi xem lại bài giảng hay chủ động thời gian học tập của mình”.
“Chủ trương thúc đẩy dạy và học trực tuyến đã có, giờ chúng ta chỉ kỳ vọng các quy chế, quy định về việc đánh giá kết quả học trực tuyến hoàn thiện hơn và việc học trực tuyến không chỉ áp dụng trong mùa dịch mà có thể triển khai trong điều kiện bình thường để giảm tải áp lực học tập. Học sinh có thể học ở nhiều nơi và đây cũng là xu thế của xã hội học tập” – ông Thành bày tỏ quan điểm.
Ngân Anh – Lê Huyền – Thúy Nga
Bộ Giáo dục dự kiến 3 hình thức dạy học trực tuyến
Bộ GD-ĐT vừa giới thiệu dự thảo Thông tư Ban hành quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên để lấy ý kiến dư luận.
" alt="Không chỉ vì Covid, dạy học online là ‘thứ’ không thể cưỡng lại" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Lille vs Le Havre, 1h00 ngày 9/2: Khó cản chủ nhà
Chiểu Sương - 08/02/2025 00:38 Pháp ...[详细]
-
Thiếu nữ 16 tuổi đau đớn trong hình hài đứa trẻ lên 5
Chẳng ai nghĩ Cẩm Lụa là thiếu nữ 16 tuổi. Thậm chí nghe mẹ em giới thiệu, nhiều người vẫn không tin. Sinh năm 2004, khi vừa chào đời, Tô Cẩm Lụa đã mắc phải căn bệnh thoát vị màng não tủy thắt lưng. Sau phẫu thuật, em bị trào ngược bàng quang rồi suy cả 2 bên thận. Lụa đã chạy thận nhiều năm nay. Mới đây, bác sĩ thông báo với chị Tiên, bệnh suy thận của Lụa đã nặng lắm, mà em còn bị suy tim và thêm chứng động kinh.
Cô Chung Kim Tiên cho biết: “Bé Lụa đã phải chuyển qua nhiều bệnh viện, có những lần tưởng chừng không qua khỏi. Sau nhiều năm điều trị suy thận, con đã mổ hơn 20 lần. Mạch ở tay, đùi, bẹn đều mổ hết rồi. Bác sĩ phải đặt catheter cảnh hầm để chạy thận cho con”.
Nhiều năm chạy thận khiến tay, chân, bẹn, đùi chẳng thể đặt ống lọc máu được nữa. Không chỉ thân hình giống như một đứa trẻ, bị bệnh quá lâu, những đợt biến chứng khiến đôi tai của Lụa gần như không nghe thấy gì, đôi chân cũng không tự đi lại được nữa. Cuộc sống của em phải phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ.
Quê nhà ở tận huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, từ TP.HCM về đến nhà em phải mất hơn 10 giờ đi đường. Suốt nhiều năm nay, đợt nghỉ dài nhất của Lụa cũng chưa được 10 ngày, còn mỗi đợt nhập viện thì phải kéo hàng tháng, cũng có khi cả năm. Vì vậy, thời gian Lụa và mẹ ở viện chiếm phấn lớn.
Gần đây, sức khỏe của em yếu hơn, chạy thận đến 4 lần/tuần nên cô Tiên phải mướn phòng trọ ngay sát bệnh viện. “Ở gần có gì còn chạy sang bệnh viện cho kịp thời”, cô cho hay.
16 tuổi mà chẳng thể thoát khỏi cuộc sống như một đứa trẻ, phải phụ thuộc vào mẹ trong mọi việc, rồi phải sử dụng bỉm của trẻ em... 16 năm, đứa trẻ không thể lớn về thể xác, nhưng tâm hồn em vẫn là một thiếu nữ. Trong những dòng nhật ký mẹ em kịp đọc được trước khi bị xóa như thường lệ, có những giọt nước mắt âm thầm chảy trong tim em, có cả ước muốn mãnh liệt được khỏi bệnh, khỏe mạnh như những đứa trẻ bình thường. Lụa ao ước được đến trường, và như chú chim non học cách trưởng thành, bay ra khỏi vòng ôm ấm áp của mẹ.
“Con bé bị ám ảnh ở bệnh viện. Mỗi lần thấy bác sĩ lại gần là sợ lắm”, mẹ của Lụa nghẹn ngào.
Từ ngày sinh ra Lụa, cô Chung Kim Tiên luôn là người đồng hành cùng con khắp các bệnh viện từ địa phương đến thành phố, từ lúc còn ẵm ngửa đến bây giờ. Đã có lúc tưởng rằng không cứu được con gái, nhưng rồi em vượt qua như kỳ tích khiến trái tim người mẹ chỉ biết run lên bần bật.
Vài ngày nữa, con gái cô phải chuyển về bệnh viện tuyến tỉnh để điều trị vì hết tuổi nhi đồng. Người mẹ cũng đang hoang mang không biết phải làm sao lo liệu vì sẽ tốn nhiều chi phí khác.
Lụa thường ước được khỏe mạnh, cao lớn như những bạn khác, để em được khám phá nhiều điều đẹp đẽ trong cuộc sống. “16 năm nay, chi phí chữa bệnh cho bé Lụa tính ra cũng phải gần tỷ đồng. Một mình chồng tôi đi làm mướn ở dưới quê, thu nhập bấp bênh nên chẳng đủ tiền chữa bệnh cho con. Ngoài số tiền ít ỏi anh em họ hàng hỗ trợ ban đầu, chúng tôi chỉ có cách đi nhờ vả, vay mượn. Nhưng nay, chỗ vay mượn cũng chẳng còn nữa”, cô Tiên giãi bày.
Căn nhà vách cây, mái tôn của gia đình cô cũng phải mang đi cầm cố để có tiền chữa bệnh cho Lụa. Nếu không xoay sở được, chắc chỉ còn cách bán đứt căn nhà, nhưng bán nhà cũng chẳng được bao nhiêu. Bán nhà rồi thì cả gia đình cô cũng chẳng có chốn nương thân. Trong lúc lâm vào đường cùng, cô Chung Kim Tiên chỉ còn cách cậy nhờ tấm lòng thơm thảo của bạn đọc Báo VietNamNet, tiếp thêm động lực cho bé Lụa điều trị căn bệnh hiểm nghèo.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Cô Chung Kim Tiên hoặc chú Tô Văn Phước; Địa chỉ: ấp Tân Thành, xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau; Điện thoại: 0854828345.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.277 (Tô Cẩm Lụa)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436." alt="Thiếu nữ 16 tuổi đau đớn trong hình hài đứa trẻ lên 5" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Atletico Madrid, 03h00 ngày 9/2: Bất phân thắng bại
Nguyễn Quang Hải - 08/02/2025 06:16 Tây Ban N ...[详细]
-
Tuyển Việt Nam: Thầy Park chưa cần 'dao mổ trâu'!
1. Như đã thông tin, việc Thai-League dời đến tháng 9 mới lăn bóng trở lại làm cơ hội tham dự AFF Cup 2020 của thủ thành Đặng Văn Lâm trở nên rất hẹp.
Không tính đến chuyện CLB chủ quản của thủ môn mang 2 dòng máu Việt – Nga chơi xấu với đội bóng áo đỏ, chỉ riêng việc Muangthong United có thể sử dụng Đặng Văn Lâm cho cuộc đua vô địch ở Thai- League cũng đủ làm người gác đền số 1 của ông Park khó trở về cùng tuyển Việt Nam bảo vệ ngôi vô địch khu vực.
Lý do thì ai cũng biết, AFF Cup 2020 không nằm trong hệ thống của FIFA nên CLB chủ quản không nhất thiết phải nhả cầu thủ. Vì lý do này, nhiều người nghĩ đến khả năng tuyển Việt Nam cần đến một thủ thành nhập tịch khoả lấp chỗ trống cho Đặng Văn Lâm.
Filip Nguyễn được coi như lựa chọn số 1 để thay thế Đặng Văn Lâm, nếu thủ thành đang chơi bóng ở Thái Lan không thể dự AFF Cup 2020 2. Không cần phải tìm kiếm hay mất thời gian phải suy nghĩ cho HLV Park Hang Seo, bởi cái tên mà giới chuyên môn, truyền thông cũng như các CĐV đã “chấm” hộ chiến lược gia người Hàn Quốc: thủ môn Filip Nguyễn, người gác đền được gọi tên từ cách đây khá lâu.
Thủ thành đang chơi bóng trong màu áo CLB Slovan Liberec tại giải VĐQG Séc thậm chí còn được coi có chuyên môn vượt trội so với Đặng Văn Lâm, cùng lúc cũng đang tiến hành nhập quốc tịch Việt Nam để khoác áo đội tuyển như mới tuyên bố gần đây.
Với hồ sơ, năng lực được coi rất ổn và chuyện liên tục “thả tim” với HLV Park Hang Seo thông qua kênh truyền thông..., nhiều người tin rằng nỗi lo trong lòng chiến lược gia người Hàn Quốc ở vị trí thủ môn tại tuyển Việt Nam nếu mất Văn Lâm sớm được giải quyết bằng Filip Nguyễn.
3. Về lý thuyết, nếu Filip Nguyễn nhập tịch và được HLV Park Hang Seo triệu tập có thể giúp tuyển Việt Nam tốt hơn trong hành trình chinh phục những đỉnh cao mới.
nhưng thật khó, bởi HLV Park Hang Seo thích dùng "hàng cũ, quen" hơn là những người mới Tuy nhiên, đến lúc này ông Park vẫn chưa nói gì đến Filip Nguyễn, bởi một phần thời gian tập trung đội tuyển còn khá xa, nhưng có lẽ thuyền trưởng tuyển Việt Nam cảm thấy chưa cần thiết phải vời đến thủ thành đang chơi bóng ở châu Âu về giúp đội tuyển.
Nói rõ hơn, HLV Park Hang Seo không cần Filip Nguyễn khi trong tay mình vẫn còn hàng loạt thủ môn giỏi chơi ở V-League. Với tính cách của chiến lược gia người Hàn Quốc rất khó để gạt đi cơ hội thể hiện cho những cái tên vốn đi cùng mình suốt 2 năm đầu tiên tại Việt Nam.
Có nghĩa, nếu không ở tình thế quá “bí bách”, chắc chắn thuyền trưởng tuyển Việt Nam sẽ chọn cho mình 1 thủ thành đang chơi bóng ở V-League thay thế Đặng Văn Lâm tại AFF Cup 2020 chứ không đả động một cái tên mới mà chưa chắc an toàn khi thiếu thời gian làm việc.
Cơ hội cho Filip Nguyễn càng nhỏ hơn, bởi yếu tố quan trọng nhất để mối liên kết giữa một người gác đền và các đồng đội trên sân thêm chặt chẽ là ngôn ngữ, tiếng nói trong khi thủ thành đang chơi bóng ở CH Séc không quá rành tiếng Việt.
Đã vậy, Filip Nguyễn cũng chẳng dễ dự AFF Cup 2020 bởi lý do tương tự như Đặng Văn Lâm khi giải đấu này nằm ngoài hệ thống thi đấu của FIFA, chưa nói tới việc giải đấu cao nhất khu vực không phải “game khó” cho ông Park hay tuyển Việt Nam.
Bởi với đội hình đủ chiều sâu, ăn ý trong 2 năm qua thì ngay cả sử dụng... Bùi Tiến Dũng vào bắt chính cho tuyển Việt Nam chăng nữa, đội bóng của thầy Park cũng thừa tự tin đủ sức bảo vệ ngôi vô địch chứ cần đến "dao mổ trâu" như Filip Nguyễn!
Video lượt về vòng loại World Cup 2022: Việt Nam 0-0 Thái Lan:
Xuân Mơ
" alt="Tuyển Việt Nam: Thầy Park chưa cần 'dao mổ trâu'!" /> ...[详细]
Soi kèo góc Bilbao vs Girona, 22h15 ngày 8/2
Thái Lan chơi khó, HLV Park Hang Seo chuẩn bị kế sách
Phó Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn cho biết: "Thái League thi đấu trở lại từ tháng 9, nên việc Đặng Văn Lâm không được CLB Muangthong United nhả về nước cùng tuyển Việt Nam dự AFF Cup 2020 là hoàn toàn có thể xảy ra.
VFF sẽ làm việc với HLV Park Hang Seo về kế hoạch chuẩn bị nhân sự. Chúng ta phải tính đến cả trường hợp Văn Lâm không được đội bóng chủ quản nhả quân. AFF Cup không phải là giải đấu thuộc hệ thống của FIFA, vì vậy nếu Muangthong quyết giữ Đặng Văn Lâm cũng phải chấp nhận".
Đặng Văn Lâm có nguy cơ không được Muangthong nhả về nước Chia sẻ thêm về vấn đề này, Tổng thư ký VFF Lê Hoài Anh cho biết HLV Park Hang Seo cùng ban huấn luyện đã tính đến việc không thể triệu tập Đặng Văn Lâm. Tuy nhiên, từ nay tới AFF Cup thời gian còn khá dài, nên thời điểm này chưa thể chắc chắn điều gì.
Theo giới chuyên môn đánh giá, những gương mặt có thể thay Đặng Văn Lâm là Tuấn Mạnh, Văn Toản, Nguyên Mạnh hay Bùi Tiến Dũng. Đây đều là nhưng thủ thành nhiều năm được gọi lên ĐTQG cũng như U23.
Trong khi đó, phương án triệu tập Filip Nguyễn của HLV Park Hang Seo vẫn phải chờ thủ thành này hoàn tất thủ tục nhập tịch. Hiện tại, Filip Nguyễn đang gặp khó vì anh chưa từng về Việt Nam cư trú tại địa phương nào đó (lấy thẻ thường trú) để có thể nhập tịch theo điều kiện bắt buộc của luật Quốc tịch 2014.
HLV Park Hang Seo có sự tính toán sớm cho vị trí thủ môn Trong chia sẻ mới nhất, thủ thành đang khoác áo CLB Slovan Liberec thể hiện khát khao được thi đấu cho ĐTQG Việt Nam ở chiến dịch vòng loại World Cup 2022.
Về phần mình, HLV Park Hang Seo từng chia sẻ quan điểm về việc sử dụng cầu thủ Việt kiều: "Nếu cầu thủ đó thực sự có tài năng, chúng ta cần họ. Nhưng nếu họ chỉ ngang bằng với cầu thủ trong nước thì chuyện triệu tập thực sự phải suy nghĩ".
Theo kế hoạch, tuyển Việt Nam tập trung vào đầu tháng 6 tới để thi đấu một số trận giao hữu quốc tế trong đợt FIFA Day. Đây cũng là dịp có thể chiến lược gia người Hàn Quốc thử nghiệm gương mặt mới thay cho Đặng Văn Lâm ở khung gỗ.
Video tuyển Việt Nam 0-0 Thái Lan:
Huy Phong
" alt="Thái Lan chơi khó, HLV Park Hang Seo chuẩn bị kế sách" />
- Soi kèo góc Venezia vs AS Roma, 18h30 ngày 9/2
- EVNGenco 3 tổ chức nhiều hoạt động hướng về miền Trung
- Link xem trực tiếp Bồ Đào Nha vs Thụy Sĩ
- Đau đầu chuyện đồng nghiệp điện thoại gạ gẫm, ghép ảnh vu khống
- Nhận định, soi kèo Monchengladbach vs Frankfurt, 0h30 ngày 9/2: Khách lấn chủ
- Kết quả bóng đá hôm nay 18/7
- Tin chuyển nhượng 7/7 MU ký Dybala, Ten Hag dứt điểm Ronaldo